CẠO VÔI, ĐÁNH BÓNG RĂNG

Bạn có biết, các vấn đề răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nha chu,… phần lớn đều do vôi răng gây nên không?

Vôi răng là nơi trú ngụ của hàng ngàn vi khuẩn gây hại cho răng và làm mất thẩm mỹ. Và đây cũng chính là lý do mà bạn nên chú ý thực hiện cạo vôi răng và đánh bóng răng định kỳ để giữ cho răng bạn luôn khỏe mạnh.

Cạo vôi, đánh bóng răng
Cạo vôi răng

1. Vôi răng (cao răng) là gì?

Vôi răng (cao răng) là những mảng bám lâu ngày trên răng đã được vôi hóa bởi Calcium Phosphate – một hợp chất muối có trong nước bọt. Ban đầu khi nó mới hình thành, vôi răng có màu ngà như men răng, khi không được vệ sinh sớm sau thời gian tích tụ dày lên và chuyển sang các màu nâu, đen.

Mảng bám hình thành suốt 24h mỗi ngày vì việc ăn uống của chúng ta diễn ra thường xuyên, liên tục. Khi mảng bám không được làm sạch, lâu ngày sẽ cứng dần và tạo thành cao răng.

Vôi răng được phân thành 2 loại là:

  • Vôi răng nước bọt: Được tạo thành bởi muối calci trong nước bọt kết hợp với mảng bám thức ăn. Loại vôi răng này có màu vàng nhạt, vàng nâu bám trên lợi, mặt và kẽ răng.
  • Vôi răng huyết thanh: Khi răng chảy máu, phần huyết thanh sẽ dính vào vôi răng kết hợp với các vi khuẩn tích tụ, phát triển làm cho cao răng trở nên dày hơn. Loại vôi răng huyết thành thường có màu đen, bám ở dưới lợi khó nhìn thấy.

2. Vì sao nên cạo vôi và đánh bóng răng?

Vì sao nên cạo vôi và đánh bóng răng?
Ảnh minh họa: Cạo vôi răng

2.1 Phòng ngừa sâu răng và bệnh nướu:

Mảng bám và cao răng chứa vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu và viêm lợi nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến tụt lợi, lợi có mủ, viêm nha chu, thậm chí là mất răng. Việc cạo vôi răng giúp ngăn ngừa những bệnh lý này, bảo vệ răng và nướu khỏe mạnh.

2.2 Cải thiện thẩm mỹ:

Đánh bóng răng sau khi cạo vôi giúp loại bỏ các vết ố vàng, mảng bám trên bề mặt răng. Răng sẽ trở nên sáng bóng và trắng hơn, giúp nụ cười trông rạng rỡ hơn.

2.3 Hơi thở thơm tho hơn:

Vi khuẩn tích tụ trên mảng bám và cao răng là nguyên nhân gây hôi miệng. Việc loại bỏ chúng sẽ giúp cải thiện hơi thở, mang lại cảm giác tự tin hơn.

2.4 Phòng ngừa các bệnh toàn thân:

Vi khuẩn trong miệng có thể lan rộng qua đường máu và gây ra các bệnh lý khác như viêm nhiễm cơ tim, tiểu đường. Chăm sóc răng miệng tốt giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh này.

2.5 Theo dõi sức khỏe răng miệng:

Trong quá trình cạo vôi và đánh bóng răng, nha sĩ có thể phát hiện sớm các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu, ung thư miệng. Điều này giúp can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng.

3. Bao lâu nên đi lấy cao răng 1 lần

Tùy vào tình trạng răng miệng, thói quen ăn uống và độ dày của lớp vôi mà thời gian cạo vôi răng ở mỗi người sẽ khác nhau:

  • Đối với người ít cao răng, không có vấn đề răng miệng: 6 tháng/lần.
  • Đối với người có nhiều cao răng hoặc thường dùng cà phê, trà, hút thuốc lá: 3 – 4 tháng/lần.
  • Trường hợp đang bị sâu răng, trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc trẻ em dưới 6 tuổi thì không nên lấy cao răng, hạn chế gây tổn thương răng nướu.

4. Cạo vôi răng có đau không?

Việc sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để cạo bỏ các mảng bám sâu trên bề mặt răng và xung quanh viền nướu chân răng khiến rất nhiều người lo ngại không biết có gây đau hay không.

Cạo vôi răng có đau không?
Ảnh minh họa: cạo vôi răng

Trên thực tế, cạo vôi răng, đánh bóng là thủ thuật được thực hiện ở bề mặt, không hề tác động đến nướu hay mô trong răng nên không đau hay chảy máu, nhất là nếu được thực hiện một cách cẩn thận. Tuy nhiên, bạn cần kiên nhẫn há miệng từ 30 – 45 phút để nha sĩ có thể làm sạch các mảng bám và lấy đi cao răng giúp bạn.

Mặt khác, trong một số trường hợp lấy cao răng có thể gây đau hoặc ê buốt do các yếu tố sau:

  • Mức độ vôi răng: Cao răng quá dày, tích tụ lâu ngày, bám chắc vào nướu thì sau khi lấy vôi răng sẽ bị ê buốt nhẹ trong 1 – 2 ngày đầu.
  • Kỹ thuật lấy vôi răng của bác sĩ: Bác sĩ có kỹ thuật lấy cao răng không đúng có thể vô tình gây tổn thương mô nướu trong khi thực hiện, gây đau nhức hoặc chảy máu.
  • Tình trạng răng miệng: Nếu đã từng có các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm amidan, sưng nướu, . .. thì khi lấy vôi sẽ khó khăn hơn.

Bạn có thể hỏi bác sĩ về việc gây tê khi cạo vôi nếu bạn lo lắng sợ đau và tình trạng vôi răng của bạn ở mức nặng. Gây tê giúp bạn thấy thoải mái không đau và là cần thiết nếu cần làm sạch sâu dưới nướu.

5. Bệnh viện Worldwide – Địa chỉ cạo vôi răng nhẹ nhàng, không đau

Bệnh viện Worldwide là chuyên sâu đang được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn để chăm sóc sức khỏe răng miệng. Không chỉ nổi bật với các dịch vụ trồng răng Implant, niềng răng… Worldwide còn là địa chỉ chăm sóc răng miệng tổng quát, cạo vôi và đánh bóng răng đáng tin cậy vì những lý do sau:

  • Bệnh viện Worldwide uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trên 30 năm. Từng được đào tạo và có thời gian nghiên cứu tại các nước Mỹ, Pháp,… Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện điều trị các vấn đề nha khoa tại đây.
  • Hệ thống X-quang kỹ thuật số hiện đại như máy chụp hình CBCT, máy chụp phim quanh chóp hỗ trợ quan sát hình ảnh chi tiết nhất.
  • Cảm giác đau của bạn sẽ được giảm bớt khi bác sĩ dùng thuốc giảm đau hay gây tê tại chỗ.
  • Tuân thủ việc vô trùng, khử khuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cũng như Việt Nam.
  • Các nguyên vật liệu được nhập khẩu từ những nhà cung cấp nguyên vật liệu nha khoa hàng đầu tại Mỹ, Nhật, Đức.

6. Quy trình lấy cao răng đánh bóng

Quy trình cạo vôi răng đánh bóng diễn ra khá nhanh chóng với các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra răng miệng

Nha sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của bạn, xác định các khu vực có cao răng và mảng bám.

Bước 2: Vệ sinh sơ bộ

Nha sĩ có thể yêu cầu bạn súc miệng với dung dịch sát khuẩn để làm sạch miệng trước khi bắt đầu.

Bước 3: Lấy cao răng

Thực hiện cạo vôi theo nguyên lý sóng siêu âm giúp làm rung và bong dần các mảng vôi không làm tổn hại tới nướu. Phương pháp này sẽ không đau, nhưng với một số trường hợp nhạy cảm hoặc vôi răng quá nhiều thì có thể sẽ có cảm giác hơi ê buốt đôi chút.

Bác sĩ sử dụng đầu cạo vôi siêu âm có hình dạng đầu tròn trơn nhẵn làm rung lên mảng vôi răng, kết hợp tia nước để đánh bật các mảnh vôi ra ngoài.

Sau khi hoàn tất cạo vôi răng, bạn cần súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng trong nha khoa để kiểm soát tình trạng viêm nướu.

Bước 4: Đánh bóng răng

Sau khi cao răng và mảng bám được lấy sạch, nha sĩ cũng sẽ giúp bạn chải sạch và đánh bóng hàm răng (cũng bao gồm cả mặt trong và mặt ngoài) là giúp cho bề mặt răng sạch, mảng bám khó bám trụ lại trên răng, răng sáng bóng, tạo cảm giác dễ chịu, hơi thở thơm tho.

Bước 5: Kiểm tra lần cuối

Bác sĩ sẽ kiểm tra lại để đảm bảo rằng tất cả cao răng đã được loại bỏ và răng đã được đánh bóng đúng cách. 

7. Chi phí cạo vôi răng, đánh bóng là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào mức độ vôi răng và tình trạng của bạn, giá cạo vôi răng đánh bóng sẽ thay đổi. Bạn có thể tham khảo chi phí cạo vôi răng tại Bệnh viện Worldwide:

DỊCH VỤ CHI PHÍ (VND) GHI CHÚ
Cạo vôi răng, đánh bóng độ 1
Teeth cleaning and polishing 1
400,000 /2 hàm
Cạo vôi răng, đánh bóng độ 2
Teeth cleaning and polishing 2
500,000 /2 hàm

8. Những lưu ý sau khi cạo vôi răng xong

Do bề mặt men răng mới lấy vôi nên khá nhạy cảm và dễ bám màu nên bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên ăn uống đủ chất, tăng cường vitamin và khoáng chất.
  • Nên dùng chỉ nha và nước súc miệng bác sĩ chỉ định để bảo vệ răng sau khi lấy cao răng.
  • Nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).
  • Nên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Không nên ăn đồ cay nóng, đồ quá lạnh, thức ăn có màu đậm, đồ ngọt.
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá.

9. Những câu hỏi thường gặp về cạo vôi răng

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi lấy cao răng để bạn tham khảo:

9.1 Lấy cao răng có làm trắng răng không?

Vôi răng thường làm cho răng bị xỉn màu, sau khi làm sạch răng sẽ trở về màu tự nhiên như ban đầu. Thực tế, cạo vôi răng không làm trắng hay thay đổi màu men răng. Nếu muốn làm trắng răng, bạn cần thực hiện phương pháp tẩy trắng răng.

9.2 Lấy cao răng có gây hại răng không?

Có một sự thật là những người thường xuyên cạo vôi răng theo định kỳ 2 lần/năm sẽ ít gặp tình trạng ê buốt hơn so với những người nhiều năm mới gặp nha sĩ.

Cao răng che phủ nhiều khiến cho chân răng sẽ bị tụt nướu, khi mảng vôi răng cứng bị lấy đi chân răng vùng này sẽ hở, tiếp xúc không khí và thức ăn sẽ gây ra cảm giác ê buốt. Nhưng cảm giác ê buốt chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu sau lấy cao răng, men răng sẽ mau chóng bù đắp khoáng chất trên bề mặt răng.

  • Ts. Bác sĩ Đỗ Đình Hùng

    Đã kiểm duyệt nội dung

Các bài viết được sự phê duyệt từ đội ngũ cộng sự của Ts. Bác sĩ Đỗ Đình Hùng hiện là Giám Đốc Bệnh Viện Răng Hàm Mặt - Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Worldwide.